Khi mua lò vi sóng, nhà sản xuất đã có một số khuyến cáo khi sử dụng lò vi sóng như không được đưa vào lò những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn. Nhưng mấy ai đã hiểu được tại sao lại như vậy chưa? Các chuyên gia sửa lò vi sóng tại Hà Nội khuyên bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của nó.
Nếu đặt vật bằng nhôm vào lò vi sóng thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Một điểm đặc biệt khác là các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa đặc biệt hay giấy khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín. Tuy nhiên đối với kim loại mà đặc biệt là nhôm thì mọi chuyện lại khác.
Mặc dù cấu tạo bên trong của lò vi sóng là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi ba không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong.
Giống như một chiếc gương, tuy nhiên thay vì phản xạ ánh sáng, các tấm kim loại này phản xạ sóng vi ba. Nếu bạn sử dụng một chiếc nồi nhôm dày và đặt trong lò vi sóng, thức ăn sẽ không bao giờ được làm nóng lên do các sóng viba đã bị chặn bởi chiếc nồi.
Đó là đối với những đồ vật kim loại dày, còn với những lá kim loại mỏng thì mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trường điện từ trong lò vi sóng tạo ra một dòng điện dẫn trong kim loại. Đối với những đồ kim loại lớn và dày, chúng có thể chịu được dòng điện dẫn này mà không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên đối với những miếng kim loại mỏng, giấy nhôm, chúng có thể bị áp đảo bởi dòng điện bên trong và bị nóng lên rất nhanh. Do đó mà nó có thể gây cháy, đặc biệt là đối với những miếng giấy nhôm, giấy bạc bị làm nhăn thì hiện tượng này càng xảy ra một cách mạnh mẽ.
Sự dao động của các sóng viba có thể tạo ra một trường điện tập trung ở các góc hoặc cạnh của vật kim loại, ion hoá không khí xung quanh, vì thế bạn có thể nghe thấy các tiếng nổ lách tách, hay nhìn thấy các tia lửa hơi giống như tia chớp. Tuy nhiên sẽ không có vụ nổ nào xảy ra.
Sự thật là chiếc lò vi sóng của bạn có thể bị cháy nếu đặt một tấm kim loại mỏng bên trong, tuy nhiên sẽ không có một vụ nổ tương tự nổ bình ga nào xảy ra. Và đối với những đồ kim loại dày cũng sẽ không xảy ra hiện tượng gì, chỉ có thức ăn bên trong là không được làm nóng.
Nhiều lò vi sóng hiện nay được tích hợp cả chế độ nướng, ở chế độ này lò vi sóng sử dụng nhiệt từ dây điện trở hay đèn halogen chứ không sử dụng sóng viba. Khi đó lò vi sóng giống như lò nướng điện bình thường, do đó ở chế độ này bạn có thể sử dụng các loại giấy bọc, vỉ kim loại bên trong lò vi sóng.
>> Xem thêm:
2. Nguyên nhân nào khiến máy giặt không sạch
Công nghệ sử dụng trong lò vi sóng khá đơn giản, nó sử dụng sóng vi ba để làm nóng thực phẩm. Sóng vi ba được sinh ra từ đèn phát sóng magnetron, được dẫn theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường kim loại của ngăn nấu và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cỡ 12,24 cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) có khả năng hấp thụ loại sóng này và làm các phân tử bên trong dao động. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn.
Nguy hiểm khi cho vật bằng nhôm vào lò vi sóng |
Nếu đặt vật bằng nhôm vào lò vi sóng thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Một điểm đặc biệt khác là các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa đặc biệt hay giấy khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín. Tuy nhiên đối với kim loại mà đặc biệt là nhôm thì mọi chuyện lại khác.
Mặc dù cấu tạo bên trong của lò vi sóng là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi ba không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong.
Giống như một chiếc gương, tuy nhiên thay vì phản xạ ánh sáng, các tấm kim loại này phản xạ sóng vi ba. Nếu bạn sử dụng một chiếc nồi nhôm dày và đặt trong lò vi sóng, thức ăn sẽ không bao giờ được làm nóng lên do các sóng viba đã bị chặn bởi chiếc nồi.
Đó là đối với những đồ vật kim loại dày, còn với những lá kim loại mỏng thì mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trường điện từ trong lò vi sóng tạo ra một dòng điện dẫn trong kim loại. Đối với những đồ kim loại lớn và dày, chúng có thể chịu được dòng điện dẫn này mà không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên đối với những miếng kim loại mỏng, giấy nhôm, chúng có thể bị áp đảo bởi dòng điện bên trong và bị nóng lên rất nhanh. Do đó mà nó có thể gây cháy, đặc biệt là đối với những miếng giấy nhôm, giấy bạc bị làm nhăn thì hiện tượng này càng xảy ra một cách mạnh mẽ.
Sự dao động của các sóng viba có thể tạo ra một trường điện tập trung ở các góc hoặc cạnh của vật kim loại, ion hoá không khí xung quanh, vì thế bạn có thể nghe thấy các tiếng nổ lách tách, hay nhìn thấy các tia lửa hơi giống như tia chớp. Tuy nhiên sẽ không có vụ nổ nào xảy ra.
Sự thật là chiếc lò vi sóng của bạn có thể bị cháy nếu đặt một tấm kim loại mỏng bên trong, tuy nhiên sẽ không có một vụ nổ tương tự nổ bình ga nào xảy ra. Và đối với những đồ kim loại dày cũng sẽ không xảy ra hiện tượng gì, chỉ có thức ăn bên trong là không được làm nóng.
Nhiều lò vi sóng hiện nay được tích hợp cả chế độ nướng, ở chế độ này lò vi sóng sử dụng nhiệt từ dây điện trở hay đèn halogen chứ không sử dụng sóng viba. Khi đó lò vi sóng giống như lò nướng điện bình thường, do đó ở chế độ này bạn có thể sử dụng các loại giấy bọc, vỉ kim loại bên trong lò vi sóng.
Nhận xét
Đăng nhận xét